Thiết kế Royal Oak Tourbillon lần đầu tiên được trình làng vào năm 1997 trong lễ kỷ niệm 25 năm ra mắt dòng đồng hồ này. Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon mới tiếp nối vị trí dẫn đầu cuối những năm 90 với kích thước 41mm hiện đại. Những người say mê các thiết kế đến từ thương hiệu AP sẽ không bỏ qua những chi tiết lạ mắt xuất hiện trong 3 phiên bản mới này. Dòng chữ Audemar Piguet được in 3D bằng chất liệu vàng 18k nổi bật trên mặt số, trước đây hãng đã từng áp dụng kỹ thuật tinh tế này lên các mẫu mặt sơn mài của dòng Code 11.59.
Ba phiên bản có thể dễ dàng phân biệt nhờ mặt số của chúng. Mẫu 26530ST bằng thép có màu xanh biển sâu thẳm hòa cùng họa tiết tappisserie tỏa ra từ trung tâm của tourbillon. Tương tự như vậy, mẫu 26530OR màu vàng cũng dùng nền họa tiết nhưng thay đổi màu nền thành xám khói. Trong khi đó, mẫu 26530TI bằng titannium đi theo con đường riêng của mình với mặt số màu xám đá phiến phun cát thực sự tinh tế và tạo cảm giác mạnh mẽ. Mặt số là sự kết hợp giữa không gian tĩnh mịt với những chi tiết phức tạp hào nhoáng. Sự cân bằng này của 26530TI đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng cùng với vỏ và dây đeo bằng titanium.
Những chiếc Royal Oak hoạt động nhờ bộ máy Calibre 2950 của Audemars Piguet, hệ thống chuyển động tự động lên dây cót ở tần số 3 Hz và cung cấp mức dự trữ năng lượng lên tới 65 giờ giữ cho kim chuyển động và tourbillon quay liên tục. Trong khi 2950 ban đầu được ra mắt trong dòng Code 11.59 thì flying tourbillon lại là một phát minh phức tạp hàng đầu của Audemars Piguet nhờ đặc trưng của một tourbillon không có cầu tourbillon phía trên (mặt số). Được hỗ trợ bởi mặt sau của cơ chế thông qua trục gắn bánh xe và răng chuyền, các flying tourbillon cho phép người dùng dễ dàng quan sát thời gian nhờ chức năng hiển thị sống động khi quay. Chuyển động thú vị này tạo nên sức hấp dẫn của tourbillon.
Code 11.59 Selfwinding Flying Tourbillon – Aventurine Enamel Dial
Sau khi cho ra mắt lần đầu tiên bộ sưu tập Code 11.59 mới vào năm ngoái, Audemars Piguet hiện đang “cải tiến” ngoại hình các mẫu đồng hồ cổ điển để mang lại sự hấp dẫn hiện đại. Code 11.59 từ Audemars Piguet không chỉ là bộ sưu tập hoàn toàn mới của thương hiệu mang dáng dấp của một chiếc đồng hồ cổ điển hiện đại, mà nó còn là phương tiện dành cho những chuyển động chưa từng có, chẳng hạn như một chiếc đồng hồ bấm giờ tự động tích hợp chronograph tự động đã được mong đợi từ lâu. Ngoài hai động cơ kết hợp này, thương hiệu cũng giới thiệu mẫu selfwinding flying tourbillon với một thiết kế hoàn toàn mới. Lần đầu tiên xuất hiện dưới chất liệu vàng trắng với mặt số tráng men màu xanh lam hun khói và bằng vàng hồng với mặt số tráng men đen. Hai phiên bản mới sở hữu màn kết hợp tinh tế của men với sự lung linh của mặt đá aventurine để tạo ra hiệu ứng độc đáo của bầu trời đầy sao.
Để tạo nên sự giao thoa giữa kỹ thuật truyền thống và thiết kế hiện đại, các nhà sản xuất mặt số của AP đã phủ đá aventurine nghiền và men “Grand Feu” lên mặt số bằng vàng nguyên khối. Một lớp cát rất mỏng trộn với nước được quét bằng tay lên thủy tinh aventurine đã được nghiền nhỏ, trước khi được nung ở nhiệt độ hơn 800°C trong lò chuyên dụng. Quy trình được lặp lại nhiều lần để đạt được độ trong suốt, độ sâu và ánh sáng phản chiếu huyền ảo. Mỗi lần nung đều cần nhiệt độ và thời gian khác nhau.
Phiên bản đầu tiên có vỏ bằng vàng trắng 18k, với các mốc/chữ số và kim đồng hồ đồng bộ, trong khi mặt số có màu xanh lam lạnh còn được trang bị thêm hiệu ứng khói. Sự chuyển màu này đạt được bằng cách kết hợp thủy tinh aventurine xanh và đen vào men. Ở đây, lồng tourbillon nằm ở vị trí 6 giờ được mạ rhodium. Phiên bản thứ hai của Code 11.59 của Audemars Piguet sở hữu sắc màu ấm hơn và tối hơn. Vỏ, kim và mốc được đánh dấu bằng vàng hồng 18k, bầu trời màu đen đồng nhất đầy sao hiển thị hài hào trên mặt số tạo nên hiệu ứng lung linh mạnh mẽ hơn.
Khác với các mặt số và vật liệu mới này, các phiên bản này của Code 11.59 Selfwinding Flying Tourbillon vẫn giữ lại tất cả các yếu tố của các mẫu trước đây, nghĩa là vỏ 41mm phức tạp với gờ tròn, vấu rỗng và hộp đựng trung tâm hình bát giác thường thấy của AP. Vỏ máy được hoàn thiện với các chi tiết đẹp mắt và bề mặt chủ yếu được đánh bóng với các điểm nhấn để tập trung vào cấu trúc của nó. Nó được đặt trên cùng nhờ mặt tinh thể sapphire cong kép phức tạp.
Có thể nhìn thấy qua mặt sau bằng sapphire là bộ động cơ 2950, một bộ máy lần đầu tiên được giới thiệu trong bộ sưu tập này và kết hợp flying tourbillon – một cấu trúc được AP sử dụng lần đầu tiên vào năm 2018. Tương tự như Royal Oak, Code 11.59 hoạt động ở tần số 3Hz và có khả năng dự trữ năng lượng trong 65 giờ.