Đứng thứ 11 trên bảng xếp hạng sân golf thế giới, Barnbougle Dunes uốn khúc dọc theo những vách đá cheo leo và phong cảnh ven biển hùng vĩ.
Barnbougle Dunes hay còn được gọi là sân link The Dunes lần đầu ra mắt những vùng green nhấp nhô, bẫy cát rải rác khắp fairway, cả sân tập và bờ biển nguyên sơ vào năm 2012. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Mike Clayton và nhà phát triển sân golf Greg Ramsey, mỗi một lỗ golf đều nổi bật, vừa mang tính giải trí nhưng lại đầy thách thức, xứng danh đẳng cấp thế giới.
Ngoài ra, sân Lost Farm nằm ngay cạnh Barnbougle Dunes cũng sở hữu những hố cát lớn và những đường bóng quanh co khó nắm bắt. Nhà thiết kế Mike Clayton kết hợp hài hòa khung cảnh ngoạn mục với những địa hình sân phức tạp được phủ đầy cỏ đuôi trâu (fescue grass), cồn cát hình thành tự nhiên và vùng green được nâng lên tùy thời điểm.
Những cồn cát lâu đời của vùng Đông Bắc Tasmania
Được xây dựng đầu tiên trong số 2 sân thuộc khu nghỉ dưỡng, Barnbougle Dunes ra đời dưới sự cộng tác từ kiến trúc sư Tom Doak, người mong muốn đưa The Dunes lên ngang hàng với những sân golf ở Melbourne, King Island và Adelaide. Tận dụng lợi thế từ tạo hóa ban tặng, thiết kế sân mang phong cách tối giản hiện đại kết hợp hoàn hảo với cảnh quan xinh đẹp vốn có của vùng Tasmania.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà thiết kế sân golf đã không còn ưa chuộng kiểu par-3 dài đầy khắt khe, nhưng lỗ số 5 par-3 tại Barnbougle Dunes là một sự trở lại khác biệt so với những năm trước. Cú phát bóng hướng xuống vùng green bên dưới, nơi khiến nhiều golfer phải ‘ăn hành’. Vẫn có nhiều cách để đưa bóng vào lỗ trong 3 gậy, nhưng nếu gió ngược, cú đánh sẽ đưa bóng nhắm thẳng vào cồn cát lớn phía sau green. Nhiều người chơi chọn cách tiếp cận từ bên trái của green và dần đưa bóng đến gần lỗ nhờ dựa vào địa hình nhấp nhô tự nhiên.
Một hố cát khổng lồ cản trở tầm nhìn đến vùng green của golfer khiến lỗ số 5 tựa như một lỗ mù. Cảm giác dồn hết sức lực vào gậy sắt nhưng phần quyết định lại phụ thuộc vào mặt sân kiểu cũ này có nhân nhượng người chơi hay không. Điều này khiến The Dunes hiếm khi cạnh tranh với những sân mềm hơn ở Bắc Mỹ. Barnbougle Dunes thực sự khiến Úc và Tasmania tự hào.
Một số lỗ golf thú vị tại Barnbougle Dunes
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu Barnbougle Dunes có phải là kiệt tác vĩ đại nhất của Tom Doaks hay không, nhưng điều mà tất cả những người chơi đồng ý chính là tính ngoạn mục và đầy thách thức của sân khó có nơi nào sánh bằng. Các green bóng mượt và được cắt tỉa cẩn thận, những bẫy cát trên fairway được đặt ở vị trí chiến lược và mặt trước của một số green đánh lừa người chơi nhằm khơi gợi một cú tiếp cận khó nhằn.
Những lỗ par-4 ngắn trông có vẻ quen thuộc ở những sân dạng links trên thế giới nhưng một khi trải nghiệm 3 lỗ từ 3 đến 5, người chơi sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt. Những lỗ này trở thành nét đặc trưng của sân bởi các đường lăn bóng gập ghềnh thể hiện những gì tốt hơn, đặc biệt hơn mà vùng đất Tasmania ven biển mang lại.
Lỗ số 7 par-3 dài 122 yard là ngôi sao sáng ở Barnbougle Dunes. Tương tự như lỗ số 7 nổi tiếng tại Pebble Beach mang tính biểu tượng, chiều dài không đóng vai trò quan trọng. Bẫy cát lớn và green nhỏ làm cho người chơi càng thêm mất sức trong khi vùng green tỏa đều ra mọi hướng khiến cú phát bóng có thể chệch hướng bất cứ lúc nào nếu có gió nổi lên.
Vùng green được bao bọc bởi các bẫy cát sâu ở bên trái, thậm chí thêm một bẫy cát khiến golfer e dè nằm ngay phía sau bên phải green. Phương án an toàn chính là ‘đi tắt bên phải’ nhưng vẫn phải cẩn thận nếu sử dụng gậy wedge mở mặt với góc lie chuẩn xác. Khi có gió thổi ngược, golfer có thể tận dụng để đáp bóng lên green thật mượt mà nhưng nếu không, người chơi nên chuẩn bị tinh thần gỡ lại bằng những lỗ đánh tiếp theo.