Có lẽ sẽ không có trải nghiệm nào tuyệt vời hơn khi tận tay chạm vào một tuyệt tác trang sức, được khẽ chạm vào chúng, cảm nhận chất vàng repussé hoặc cannetille lả lướt trên các đầu ngón tay và nhìn thẳng vào hào quang của một viên đá quý rực lửa. Nhưng cũng có điều gì đó thật lãng mạn khi ta có cơ hội chiêm ngưỡng những thiết kế nữ trang lộng lẫy được cách điệu và họa lại một cách thật đẹp mắt trong các bức chân dung cổ xưa.
Từ những viên ngọc trai lung linh trong bức “Cô gái đeo hoa tai ngọc trai”, đến bộ trang phục bằng thép lấp lánh của “Catherine Đại đế”, lịch sử của trang sức được lưu giữ một phần bên trong những bức chân dung cổ xưa họa lại tầng lớp cai trị, các nàng thơ và những quý ông quý bà sang trọng.
Chỉ cần một lần được ngắm qua Album Brodgen nằm rong bộ sưu tập của Bảo tàng Victoria và Albert để biết các thiết kế trang sức được thể hiện và minh họa như thế nào. Làm thế nào mà người họa sỹ tài ba có thể nắm bắt được quầng sáng lấp lánh của những viên Ngọc trai sáng bóng hay sự phản chiếu ánh sáng của nữ hoàng Kim cương? Quan trọng nhất, trong nghệ thuật, trang sức không chỉ phản ánh sự vinh hoa phú quý mà còn giúp kể câu chuyện ẩn giấu phía sau bức tranh.
Chúng tôi đã lựa chọn một vài bức tranh xuất sắc để liệt kê trong khuôn khổ bài viết này để bạn có thể cùng chiêm ngưỡng sự phi thường của chúng, cũng như tìm tòi nghiên cứu về cách thức mà chúng đã được vẽ sao cho tỉ mỉ và chân thực đến như vậy.
Achilles Amongst the Daughters of Lycomedes
Được trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia Warsaw, bức tranh theo phong cách cổ điển Achilles Amongst the Daughters of Lycomedes có nhiều chi tiết sẽ khiến bạn phải chú ý. Đặc biệt, ở trung tâm của bố cục là một chiếc bát đựng đồ trang sức với một chuỗi Ngọc trai rũ xuống trên những đầu ngón tay của người phụ nữ. Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, mẹ của Achilles lo sợ con trai mình sẽ chết trong trận chiến nên đã nói dối mọi người rằng Achilles là một trong những người con gái của Vua Lycomedes. Tất nhiên, các thủ lĩnh Hy Lạp nổi lòng nghi ngờ nên họ đặt một chiếc bát chứa đầy đồ trang sức và vũ khí lấp lánh trước mặt các quý cô làm quà tặng. Không giống như những người phụ nữ khác, Achilles ngay lập tức lao về phía những thanh kiếm và khiên, từ đó để lộ danh tính thực sự của mình. Điều thú vị là trong khi nhân vật Achilles đứng khuất trong bóng tối thì ánh sáng lại chiếu vào trung tâm của chuỗi ngọc. Cũng giống như những cô con gái của Lycomede, theo bản năng, chúng ta đều muốn chộp lấy những món trang sức đó.
Portrait of Julia Telyakovskova
Bức chân dung này được đặt trong Bảo tàng Hermitage và có rất ít thông tin về cô gái xinh đẹp trong tranh, nhưng rõ ràng thông qua cách ăn mặc, chúng ta có thể đoán cô ấy là một nữ quý tộc thượng lưu Nga giàu có. Mái tóc được bới cao xinh xắn của cô đính đá quý và chiếc vòng đeo tay của cô cũng khá ấn tượng. Từ con rắn tượng trưng cho sự cam kết và chiếc vòng sơn màu của chồng cô ấy, chúng ta có thể đọc được rất nhiều điều từ cách ăn mặc và trang điểm của người phụ nữ này. Trong khi bản thân đồ trang sức là điển hình của các thiết kế thời Victoria và Georgia.
Portrait of Selvaggia Sassetti
Hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, người ta tin rằng bức chân dung này thực chất là một bức chân dung trong ngày cưới. Đó là lý do tại sao người phụ nữ đeo trên cổ sợi dây xỏ từ những hạt san hô đẹp nhất và rực rỡ nhất. San hô thường được vẽ trên trang phục của giới thượng lưu thời Phục hưng, không chỉ vì nó thời trang và đắt tiền mà còn bởi vì nó được cho là tượng trưng cho niềm đam mê của Chúa Kitô, đồng thời cũng thường xuất hiện trên một số bức chân dung của Madonna. Chưa kể, San hô còn là biểu tượng của khả năng sinh sản, có lẽ rất phù hợp cho một bức chân dung ngày cưới như thế này!
The Penitent Magdalene
Trong bức chân dung Penitent Magadalene của Caravaggio, một chuỗi ngọc trai, hoa tai nơ ngọc trai, vòng tay và chiếc vòng cổ dài bằng vàng được vứt sang một bên hết sức tùy ý. Đó là một bức tranh giàu cảm xúc khi nàng Mary Magadelene cúi đầu đau buồn. Số trang sức lộng lẫy này tượng trưng cho cuộc sống phóng đãng của cô, và trong giờ phú này cô đã hoàn toàn rời bỏ con đường tội lỗi sau khi Chúa Giêsu lên trời. Nói cách khác, những món trang sức bị ném sang một bên cũng ám chỉ đến quá khứ làm gái bán hoa của Mary Magdalene. Vào thời điểm đó, bức tranh thực sự rất đột phá vì chủ nghĩa hiện thực của nó là sự khác biệt rất lớn so với cách miêu tả Mary trước đây trong các bức chân dung.
The Grace Rose
Bức chân dung mang tên Grace Rose có từ năm 1866 này của họa sỹ Frederick Sandys là điển hình của phong cách Tiền Raphaelite. Được bao quanh bởi những bông hồng đỏ và hồng tuyệt đẹp, mọi ánh nhìn đều hướng về đôi mắt xanh của Grace, viền váy màu xanh lam và chiếc nhẫn cabochon màu xanh nhạt. Nhưng thứ nổi bật hơn cả là bộ trang sức vàng tuyệt đẹp của cô bao gồm vòng cổ hình cầu bằng vàng c, đôi bông tai Etruscan Revival và chiếc vòng tay mô-men xoắn kiểu Gaelic dường như phát sáng trên làn da trắng tái. Thông thường, các bức tranh thời tiền Raphaelite mô tả chủ đề phụ nữ theo phong cách thần thoại và việc lựa chọn đồ trang sức cũng sẽ phản ánh điều này. Ví dụ, trong một bức tranh nổi tiếng khác của ông mang tên The Helen of Troy được vẽ vào năm 1867, nhân vật tóc đỏ đeo hai chiếc vòng cổ tuyệt đẹp, một chiếc bằng vàng và san hô, chiếc còn lại có viền bằng san hô. Như đã đề cập trước đây, san hô gắn liền với thần thánh và sự đắt giá – những chất liệu xứng đáng tô điểm cho mỹ nhân đẹp nhất thần thoại Helen.
Coronation Portrait of the Empress Josephine
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bức chân dung đăng quang của Hoàng hậu Josephine, vợ của Napoléon Bonaparte. Trong suốt cuộc đời của mình, Hoàng hậu Josephine được vẽ khi đeo vô số món trang sức, từ các thiết kế không chính thức cho đến bộ sưu tập Ngọc lục bảo và Kim cương đầy mê hoặc mà bà đeo ở đây. Điều quan trọng cần lưu ý là phần lớn đồ trang sức trong các bức tranh có thể không thực sự tồn tại, tuy nhiên, chúng tôi có lý do để tin rằng tác phẩm Ngọc lục bảo mà Josephine đang đeo đã và vẫn tồn tại đến ngày nay. Thông qua các hậu duệ của Josephine trong gia đình hoàng gia Na Uy, phần lớn đồ trang sức của bà đều nằm trong bộ sưu tập của Hoàng gia nước này. Tuy nhiên, chúng cũng có thể đã được chia nhỏ và tặng cho con gái Stephanie De Beauharnais của bà, hiện được đặt tại Bảo tàng Victoria và Albert.