Từ Noguchi đến Maurer hay cả những cửa hiệu IKEA, những mẫu đèn bằng giấy đơn giản nhưng tinh tế đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong khuôn khổ bài viết sau, hãy cùng chúng tôi giải mã những ưu điểm đã khiến cho những thiết kế mang tính biểu tượng này trở nên đặc biệt với mỗi ngôi nhà.
Đối với nhiều người, việc sở hữu một chiếc đèn giấy gần như là điều hiển nhiên, cho dù ngân sách của bạn khiên tốn chỉ đủ để mua một chiếc đèn chùm Noguchi khổng lồ hay là “khách quen” của những của hàng IKEA – nơi bán những chiếc đèn giấy trị giá £1, sức quyến rũ của những mẫu đèn giấy gần như là vô tận và không hề bị lỗi thời.
Vào mùa hè, đèn giấy mang lại cảm giác nhẹ nhàng và đơn giản, phù hợp với một không gian sáng sủa trang trí mày khăn trải giường hơi nhăn và những vật phẩm trang trí mang kết cấu tự nhiên. Vào mùa đông, chúng tỏa ra nguồn ánh sáng ấm áp và dịu nhẹ, có thể khiến ngay cả những căn phòng được trang trí tối giản nhất cũng được lấp đầy bởi sự ấm cúng. Chúng khiêm tốn và có vẻ ngoài mộc mạc nhờ sự đơn giản, nhưng lại thường đóng vai trò là điểm nhấn cho toàn bộ không gian nhà ở khắp mọi nơi từ Nhật Bản đến Scandinavia, Anh đến Mỹ. Bất cứ nơi nào mà đèn giấy hiện diện, chúng đều thể hiện sự hòa hợp tuyệt đối cùng không gian tại đó.
Giống như bất kỳ thiết kế cổ điển hay nào, đèn giấy không hề bị phụ thuộc vào một xu hướng hoặc khoảng thời gian cụ thể nào đó. Treo một chiếc đèn bằng giấy gạo trên trần nhà sẽ là cách tuyệt vời để trang trí không gian cho cả người 30 tuổi lẫn em bé 3 tháng tuổi. Nhà tạo mẫu Athena Calderone đến từ Hoa Kỳ gần đây đã chia sẻ một loạt hình ảnh trên Instagram về các loại đèn khác nhau mà cô sử dụng treo ngay trên bàn ăn của mình, đồng thời hỏi ý kiến của những người theo dõi. Có người mô tả đèn giấy là “kém ấn tượng nhất”, nhưng lại là thứ họ yêu thích nhất vì “nó khiến căn phòng có không khí của một ngôi nhà”.
Chúng ta có thể lấy một vài ví dụ khác là ngôi nhà phố ở New York của Sandra Bullock do Ashe Leandro thiết kế, ngôi nhà Somerset của Tobis Vernon, người sáng lập số 8 phố Holland, khách sạn Heckfield Place, Eames House ở California, nhà hàng Bao ở King’s Cross, cửa hàng Islington, căn hộ được thiết kế bởi Beata Heuman, nhà của Cassandra Ellis – người sáng lập Atelier Ellis và nhà ở Norwich của người sáng tạo nội dung Brittany Bathgate.
Đèn giấy là một trong những thủ thuật trang trí lâu đời nhất – chúng đã tồn tạo từ rất lâu trước khi bóng đèn xuất hiện. Có xuất xứ từ Trung Quốc; đèn lồng bằng giấy và tre đã được chế tác phục vụ cho các lễ hội và lễ kỷ niệm từ thời nhà Hán (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên). Đây cũng là minh chứng cho việc hiết kế hệ thống chiếu sáng bằng giấy hiện đại vẫn rất giống với tổ tiên, cả về vật liệu và kết cấu.
Nếu bạn đang yêu thích (hoặc ít nhất là có quan tâm) đến thế giới thiết kế nội thất; rất có thể có một cái tên sẽ hiện lên trong đầu bạn ngay lập tức khi bạn nghĩ đến đèn giấy. Isamu Noguchi – nghệ sĩ người Mỹ gốc Nhật quá cố, người đã cách mạng hóa ánh sáng giấy vào những năm 1950 với Tác phẩm Akari Light Sculptures. Noguchi đã phát triển nguyên mẫu đèn giấy mang tính biểu tượng của mình vào năm 1951 sau chuyến thăm Gifu, một thị trấn ở Nhật Bản nổi tiếng với nghề sản xuất đèn lồng giấy. Trong nhiều năm, Noguchi đã tạo ra hơn 100 loại đèn khác nhau cho bộ sưu tập của mình, từ những chiếc đèn đứng trông giống như một chồng khối bập bênh cho đến những chiếc đèn treo có hình dạng giống UFO. Hầu hết chúng đều có màu trắng nhạt, nhưng một số có màu sắc sặc sỡ và mang tính trang trí, thể hiện nét truyền thống của người Đông Á trong việc vẽ các chữ cái hoặc biểu tượng lên đèn giấy.
Ngay cả bây giờ, hơn 80 năm sau, các thiết kế của Noguchi vẫn tiếp tục được thực hiện bằng tay bởi một nhóm thợ thủ công ở Gifu. Chúng vẫn được sản xuất với số lượng tương đối nhỏ, sử dụng các dải giấy washi (có nguồn gốc từ vỏ cây dâu tằm) dán vào khung tre. Điều này phần nào giải thích được thời gian thực hiện kéo dài đến đau đớn của họ là khoảng một năm, sáu tháng nếu bạn may mắn.
Tại triển lãm Noguchi diễn ra ở Trung tâm Barbican ở London vào năm 2021, các thiết kế đèn của nghệ sĩ được treo khắp phòng trưng bày nghệ thuật, khiến cho không gian tràn ngập ánh sáng dịu nhẹ. Trong đó, nổi bật nhất là M]một tác phẩm điêu khắc ánh sáng có dạng hình tròn và kích thước đặc biệt lớn đã khiến mọi du khách mê mẩn khi họ rảo bước ngang qua, giống hệ như cách bạn không thể không dừng lại để chiêm ngưỡng ánh trăng tròn vằng vặc trên bầu trời đêm.
Dẫu cho đèn giấy đã trải qua nhiều năm không ngừng phát triển và tiến hóa, từ IKEA đến Habitat rồi đến HAY; thiết kế nguyên bản Akari 75D vẫn là một trong các tuyệt phẩm được đánh giá cao nhất. Các mẫu đèn đường phố rẻ hơn thường có màu trắng quang học và thiết kế gãy gọn, với phần chao đèn giấy có thể trông rất mỏng. Bóng đèn Noguchi có màu trắng nhạt, cộng với bản thân giấy có độ dày và đặc tính dễ chịu, với các đường nối nhăn dọc theo đường nối và nếp gấp mang lại vẻ ngoài sống động, linh hoạt. 1stDibs thường bán nhiều loại đèn Akari cổ điển hoặc hiếm có, và nếu bạn muốn mua hàng mới, hãy thử đến Nest hoặc Aram Store. Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy nhiều kiểu dáng đa dạng nhất tại Bảo tàng Noguchi ở Thành phố Long Island, New York.
Nhà thiết kế công nghiệp quá cố người Đức Ingo Maurer được mệnh danh là “nhà thơ của ánh sáng” và được công nhận là một trong những nhà thiết kế đèn vĩ đại nhất thế giới. Maurer đã thử nghiệm với nhiều phương tiện độc lạ khác thường, đồng thời các thiết kế trên giấy trắng của ông vô cùng đẹp mặt mang lại hiệu ứng hình ảnh nhẹ nhàng và chất lượng điêu khắc. Những chiếc đèn tối giản này được làm thủ công ở Munich bằng giấy Nhật Bản, trong đó có cả mẫu đèn bàn Lampampe cũng như đèn treo Floatation. Đặc biệt, mẫu đèn bàn Mamo Nouchies của nhà thiết kế tinh tế đến mức khó tin không khác gì một tác phẩm nghệ thuật.
Nếu bạn đang eo hẹp về ngân sách thì bóng đèn treo HAY rất đáng đồng tiền, đặc biệt nếu bạn có thừa chiều cao trần nhà và không gian đủ rộng để xử lý kích thước lớn của chúng. Có nhiều lựa chọn hợp lý trên Etsy, cũng như IKEA và H&M Home đáng tin cậy. Để có giải pháp thay thế hiện đại cho quả địa cầu cổ điển, hãy thử Ferm Living, Kave Home, Santa & Cole, đèn hình khối HAY
Đối với phòng ngủ của trẻ em, hãy lấy cảm hứng từ thương hiệu chao đèn Hum London sử dụng họa tiết đầy màu sắc lấy cảm hứng từ Matisse trên những mẫu đèn làm bằng giấy gạo lớn. Mặt khác, &Tradition có các mẫu đèn hoa văn in dọc và thương hiệu Habitat cũng tuyển chọn một số thiết kế trang trí vui nhộn dành cho trẻ em.
Thế mạnh thực sự của đèn giấy là tính linh hoạt, dễ dàng xuất hiện ấn tượng trong bất kỳ căn phòng và bất kỳ phong cách kiến trúc nào, đồng thời sẽ vẫn phù hợp cho đến khi sở thích và nội thất của bạn thay đổi. Nếu bạn chuyển từ một căn hộ gác xép sáng sủa chứa đầy đồ trang trí theo phong cách Hiện đại đến một ngôi nhà nhỏ ọp ẹp với vô số màu sắc và hoa văn sặc sỡ; một chiếc đèn giấy chắc chắn vẫn sẽ phù hợp với cả hai. Cuối cùng, chất liệu nhẹ nhàng cùng ánh sáng mờ đục của ngọn đèn giấy mang lại cảm giác dễ chịu của một ngọn nến – tựa như nguồn hơi ấm trong góc phòng vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo.