Tầm quan trọng của bộ vỏ trên một chiếc đồng hồ nghe có vẻ điều hiển nhiên, bởi lẽ nó sẽ gánh trách nhiệm bảo vệ bộ chuyển động bên trong cũng như góp phần hoàn thiện tính thẩm mỹ trong thiết kế đồng hồ. Vỏ, có lẽ hơn bất kỳ khía cạnh nào khác của đồng hồ, có ảnh hưởng lớn nhất đến hình thức tổng thể và thậm chí một số chiếc đồng hồ nổi tiếng có thể được nhận ra ngay lập tức chỉ nhờ hình dạng vỏ đặc trưng của chúng. Nhưng dù vỏ đồng hồ có vẻ ngoài đặc biệt đến mấy, nó gần như sẽ chỉ thuộc một trong số ít các hình dạng như sau.
Chữ nhật (Tank)
Cartier Tank, ra mắt vào năm 1917 và có hình dạng lấy cảm hứng từ những chiếc xe tăng Renault sử dụng trong Thế chiến I. Tuy không phải mang hình dạng chữ nhật chuẩn nhưng thiết kế này có sức ảnh hưởng lớn đến mức nhiều người thường gọi những chiếc đồng hồ đeo tay có hình dạng tương tự là “tank”. Tank đã xuất hiện từ rất sớm khi đồng hồ đeo tay vừa manh nha tồn tại và nhiều nhà sản xuất đồng hồ khác như Jaeger-LeCoultre, Hamilton và Gruen cũng yêu thích các thiết kế hình chữ nhật, từ đó giúp cho chúng trở nên phổ biến vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Đồng hồ hình chữ nhật ngày nay ít được ưa chuộng hơn nhiều, và những mẫu còn tồn tại đến giờ hầu hết đều được làm mới từ những thiết kế kinh điển từ thời kỳ đầu.
Tròn
Phần lớn đồng hồ đeo tay hiện nay sử dụng loại vỏ đồng hồ hính tròn – đúng theo nghĩa đen và không câu chuyện bí ẩn nào đươc ẩn giấu phía sau. Vỏ tròn được ưu ái bởi lẽ hình tròn là cách rõ ràng nhất để hiển thị và đọc thời gian, và như vậy, bạn sẽ thấy mọi loại đồng hồ từ đồng hồ đeo tay, đồng hồ lặn cho đến đồng hồ bấm giờ đều sử dụng loại vỏ này. Vỏ tròn thường làm toát lên cảm giác tối giản và không có yêu cầu cao với vật liệu chế tác.
Vuông
Giống như đồng hồ hình chữ nhật, đồng hồ hình vuông phổ biến hơn nhiều vào đầu và giữa thế kỷ 20. Phong cách này thường được bắt gặp trên những chiếc đồng hồ đeo tay mỏng, thanh lịch từ các thương hiệu như Audemars Piguet và Vacheron Constantin, mặc dù thập niên 70 chứng kiến một số thợ đồng hồ đã sử dụng vỏ vuông cho đồng hồ thể thao – Heuer Monaco có lẽ là ví dụ nổi tiếng nhất. Đồng hồ mặt vuông đã có một sự hồi sinh, tuy không rầm rộ nhưng vẫn đáng chú ý, khi các nhà chế tác bày tỏ lòng tôn kính đối với thời đại hoàng kim của đồng hồ. Ngày nay, khi đồng hồ tròn vẫn giữ vị trí tối cao, mặt vuông lại có ý nghĩa nhiều hơn.
Cushion
Bạn có thể coi chiếc đồng hồ có vỏ cushion như một hình tròn đặt trong một hình vuông có các cạnh bo tròn và các góc cong. Phong cách này được thể hiện nổi bật trên chiếc Panerai Radiomir nguyên bản vào những năm 1940 và sau đó thường được nhìn thấy nhiều nhất trên đồng hồ thợ lặn và các loại đồng hồ thể thao khác, mặc dù đôi khi cũng xuất hiện cả trên đồng hồ đeo tay. Thuật ngữ cushion thường được sử dụng thay thế cho “tonneau”, và mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng về mặt kỹ thuật, chúng là hai hình dạng khác nhau.
Tonneau (Barrel)
Từ tonneau trong tiếng Pháp có nghĩa là “thùng”, và hình dáng tổng thể của tonneau là một hộp hình chữ nhật với các góc tròn và các cạnh cong trông hơi giống một chiếc thùng rượu. Vì vậy tonneau có quan hệ gần gũi với cushion nhưng hình dáng tổng thể lại cao hơn và dài hơn. Trên đồng hồ đeo tay, điều này mang lại cho chiếc đồng hồ một số cảm xúc khó tả liên quan đến các trường phái trang trí nghệ thuật, và phong cách này cực kỳ phổ biến trên đồng hồ bấm giờ cùng với đồng hồ lặn từ cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70.
Asymmetrical
Hầu hết bộ vỏ asymmetrical thoạt nhìn trông giống như vỏ tròn điển hình quen thuộc. Nhưng hãy nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy mặt bên núm vặn của vỏ rộng hơn một chút so với phía đối diện. Ý tưởng của các nhà sản xuất đồng hồ là cung cấp thêm một chút che cho núm vặn và thân đồng hồ (và các nút bấm, nếu đó là đồng hồ bấm giờ), giống như bộ phận bảo vệ núm vặn trên đồng hồ lặn. Trên thực tế, một trong những chiếc đồng hồ dễ nhận biết nhất mọi thời đại, Omega Speedmaster, sở hữu bộ vỏ asymmetrica.
Avant-Garde
Trong khi hầu hết vỏ đồng hồ có thường sẽ rơi vào một trong những loại vỏ nêu trên, thì có một số thiết kế khác hoàn toàn ném bay các quy ước chế tác ra ngoài cửa sổ. Sự ra đời của kiểu dáng vỏ Avant-Gardetiên phong có thể được xem là một thành tựu rực rỡ của Hamilton Ventura, cũng như các thiết kế đồng hồ Richard Arbib khác từ những năm 50. Ngày nay, những chiếc vỏ Avant-Garde cũng thường thấy nhất trong những chiếc đồng hồ cơ cao cấp của các thương hiệu độc lập như MB&F và Urwerk.