Trong thập kỷ đầy biến động vừa qua, sari, mảnh vải dài quấn quanh cơ thể những người phụ nữ đẹp mặn mà, đã trải qua một cuộc cách mạng chưa từng có trong năm thiên niên kỷ lịch sử tổn tại để vươn mình trở thành một biểu tượng thời trang thực thụ. Không chỉ có những người phụ nữ ở mọi giai cấp, mà ngay cả các nhân vật nổi tiếng cũng khẳng định niểm yêu thích của họ với đất nước Ấn Độ bằng cách mặc những chiếc sari dệt thủ công. Gần đây, nhà sản xuất Guneet Monga đã xuất hiện trên sân khấu trong bộ sari Benarasi màu hồng sẫm rực rỡ để nhận giải Oscar cho bộ phim tài liệu “Elephant Whisperers”.
Thị trường sari có doanh số bán hàng là 80.000 tỷ euro, nhưng vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, đồng thời hầu hết các thương hiệu di sản vẫn chỉ mang tính khu vực. Tuy nhiên, sự hồi sinh của sari như một tuyên bố thời trang đanh thép đã dẫn đến sự xuất hiện của các thương hiệu mới, đồng thời đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn để cấu trúc lại thị trường này. Titan Company dẫn đầu với thương hiệu Taneira, được định giá 100 tỷ euro. Hiện công ty này phải đối mặt với các thương hiệu như Karagiri, Suta, Raw Mango, Ekaya Benares và Tilfi. Các thương hiệu này không chỉ lấy nguồn sari từ những người thợ dệt trên khắp đất nước để định vị mình là thương hiệu quốc gia mà còn đầu tư vào thiết kế và kết cấu vải, đồng thời xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ.
Thị trường đang bùng nổ này cũng thu hút mạnh mẽ các thương hiệu xa xỉ lớn them gia vào cuộc chơi. Năm 2011, Hermès International đã tung ra dòng sari Ấn Độ phiên bản giới hạn thứ hai. Vào thời điểm đó, Bertrand Michaud, Chủ tịch Hermès Ấn Độ, tuyên bố rằng mục tiêu là “gần gũi hơn với văn hóa Ấn Độ và truyền thống thanh lịch của phụ nữ Ấn Độ”.
Việc ra mắt những chiếc sari được may hoàn toàn tại Paris, kết hợp các loại vải như cashmere đến lụa chéo, là một phần trong nỗ lực của công ty nhằm thu hút nhóm khách hàng mới cho các sản phẩm xa xỉ ở nhiều thị trường khác nhau. Vào thời điểm này, Hermès đã củng cố sự hiện diện của mình tại Ấn Độ bằng cách mở một cửa hàng chính thức tại Mumbai. Công ty đã có hai cửa hàng tại New Delhi và Pune, ở phía tây đất nước.
Tương tự như vậy, Louis Vuitton là một trong những thương hiệu xa xỉ đầu tiên thâm nhập thị trường này vào năm 2005. Hiện thương hiệu này có nhiều cửa hàng tại Ấn Độ, tiếp theo là Chanel và Versace. Gần đây hơn, Dior đã chọn Cổng Ấn Độ – một địa danh mang tính biểu tượng của Mumbai – làm bối cảnh cho bộ sưu tập Thu 2023. Các người mẫu diễu hành trước phông nền đầy hoa, cùng với âm nhạc của nghệ sĩ tabla bậc thầy Anuradha Pal, giới thiệu trang phục lấy cảm hứng từ sari.
Để vinh danh sự kiện này, thương hiệu xa xỉ cũng đã sản xuất một bộ phim tài liệu độc quyền tiết lộ tất cả các giai đoạn sáng tạo, từ nguồn cảm hứng đến buổi trình diễn thời trang, và không thể bỏ qua các cuộc trò chuyện hấp dẫn với các nghệ nhân. Thông qua dòng sản phẩm này, Giám đốc nghệ thuật Dior muốn nhấn mạnh sự hợp tác và tình bạn không ngừng phát triển trong nhiều năm với Karishma Swali, người điều hành các xưởng Chanakya và Trường thủ công Chanakya.