Sở hữu phần mái được lắp các tấm pin năng lượng mặt trời, Copper Bottom khoác lên mình lớp phủ bằng đồng màu xanh lá cây đầy ấn tượng.
Được đặt tên là Copper Bottom, ngôi nhà hai tầng này là một dự án cá nhân do nhà sáng lập studio Adrian James xây dựng cho gia đình mình. Tọa lạc trên một đồng cỏ dại trên đồi Harcourt, Oxford, dự án này hướng đến chuẩn mực cao về tính bền vững. Adrian James Architects đã thiết kế ngôi nhà 4 phòng ngủ với hình khối lập phương đơn giản. Chất liệu đồng được dùng trong ngoại thất để bảo vệ cấu trúc khỏi ánh nắng mặt trời và giảm thiểu nhu cầu năng lượng của ngôi nhà.
“Điểm bắt đầu là một hình khối nhỏ gọn, một mái nhà tối đa hóa hướng về phía nam cho các tấm pin mặt trời và một lớp bảo vệ che chắn các cửa sổ khỏi ánh nắng gay gắt. Những ý tưởng chính này đã thiết lập nên những điều cơ bản, sau đó là việc sáng tạo hình dáng ngôi nhà với mục đích nâng cao tinh thần và sự cộng hưởng,” James cho biết.
Ở tầng trệt, một không gian trưng bày với chiều cao gấp đôi đóng vai trò như trái tim của Copper Bottom. Khu vực trung tâm này nằm cạnh phòng khách và bếp mở với tầng lửng được thiết kế làm không gian làm việc tại nhà. Trong khi đó, tầng trên được chia đều cho 4 phòng ngủ, một phòng có phòng tắm riêng và một phòng tắm phụ nằm bên ngoài.
Điểm đặc trưng của Copper Bottom chính là thứ mà studio mô tả là lớp vỏ “giống origami”. Ngôi nhà có mái nghiêng nhô ra như một chiếc mũ nhọn để ngăn ánh nắng mùa hè gay gắt chiếu vào các cửa sổ lớn hướng về phía nam, nhưng vẫn cho phép nơi này hứng các tia nắng mùa đông.
Ở hai bên hông của ngôi nhà, kết cấu lồi lõm tạo ra các lỗ hổng cho các cửa sổ hướng về phía đông và phía tây. Trên mái nhà, hệ thống ống thông gió được thiết kế để hút không khí mát mẻ vào ban đêm và đẩy không khí nóng tích tụ trong suốt cả ngày trong những tháng mùa hè. Đặc biệt, 37 tấm pin quang điện hứng ánh nắng mặt trời sẽ tạo ra nguồn năng lượng lớn hơn nhu cầu sử dụng của ngôi nhà.
“Mục đích là để ngôi nhà trở thành một nhà máy phát điện đầy đủ tiện nghi. Đó cũng là mong muốn của chúng tôi cho các thiết kế trong tương lai,” James chia sẻ.
Nguồn điện dư được Copper Bottom tạo ra là minh chứng cho việc ngôi nhà không chỉ không phát thải carbon về mặt vận hành mà còn được kỳ vọng sẽ bù đắp được năng lượng tích hợp liên quan đến quá trình xây dựng.
Phần kết cấu thượng tầng của ngôi nhà cũng được thiết kế tập trung vào tính kín khí. Các kiến trúc sư đã sử dụng các tấm gỗ đúc sẵn được ốp bằng hệ thống giàn gỗ nhẹ hỗ trợ lớp vỏ gỗ dán. Một máy nước nóng sử dụng khí giúp giảm nhu cầu năng lượng để làm nóng nước.
Copper Bottom được thiết kế để thể hiện độ bền và tính linh hoạt của đồng tái chế, một vật liệu mà James ca ngợi là dễ dùng và ít cần bảo dưỡng. Mặc dù đồng không bị ăn mòn liên tục như các kim loại khác, nhưng nó dần chuyển từ màu nâu ban đầu sang màu xanh lá cây khi tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, quá trình này cần thời gian và để đạt được màu xanh bên ngoài của Copper Bottom, kiến trúc sư đã chọn sử dụng kim loại đã được chuẩn bị trong nhà máy bằng cách rửa hóa chất. Kiến trúc sư đã chọn phiên bản màu vôi của verdigris, thay vì màu ngọc lam thông thường, để hài hòa với màu xanh của những cây to và đồng cỏ hoa dại xung quanh ngôi nhà.
Bên trong Copper Bottom, nội thất tươi sáng với những bức tường trắng và chi tiết tối giản. Để tạo cảm giác dễ chịu và ấm áp, studio đã thêm một bức tường đặc biệt lớn được làm bằng gạch ở không gian trung tâm. Bức tường này cũng đóng vai trò như một bức tường của cầu thang dẫn đến không gian văn phòng tại nhà ở khu gác lửng, nơi có một chiếc bàn gỗ sồi rộng nhìn xuống bàn ăn, quan sát khu vườn và cảnh quan bên ngoài qua cửa sổ cao.
Gạch sứ khổ lớn đã được sử dụng trên sàn nhà ở tầng dưới, trong khi sàn nhà, cửa ra vào ở tầng trên được làm bằng gỗ sồi phủ sơn. Cửa sổ lớn có tầm nhìn ra vùng quê thanh bình và những ngọn tháp của trung tâm Oxford. Khu đất nơi Copper Bottom được xây dựng, nằm ngay rìa của vành đai xanh Oxford.