Nằm trong bộ sưu tập kính râm chống nhận diện khuôn mặt đầu tiên trên thế giới, IRpair và Phantom được thiết kế nhằm ngăn chặn các thiết bị nhận diện khuôn mặt, vô hiệu việc theo dõi thông qua mống mắt và bức xạ hồng ngoại bao gồm cả camera giám sát hồng ngoại 3D ngày và đêm.
Ngày nay, công nghệ nhận diện khuôn mặt đang là công cụ đắc lực nhất đối với các cơ quan chức năng trong việc theo dõi các đối tượng bị tình nghi (và cả những thường dân không nằm trong diện tình nghi). Nhưng sau hàng loạt vụ rò rỉ bí mật bị phanh phui, hầu hết những nạn nhân trong việc sử dụng công nghệ này đều là những người bình thường. Từ việc tận dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại các sân bay trên thế giới cho đến việc lạm dụng nó để theo dõi và giám sát cá nhân nào đó đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng về quyền riêng tư của con người.
Ở một tỉnh thuộc miền Đông Nam Trung Quốc, cảnh sát đã sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác định vị trí và bắt giữ một nghi phạm trong đám đông khoảng trên 60.000 người. Vụ việc xảy ra tại một buổi hòa nhạc có sự góp mặt của ca sĩ nổi tiếng và kẻ bị tình nghi đã trà trộn vào đám đông này. Vấn đề nguy hiểm ở chỗ, công nghệ tương tự có thể được sử dụng để theo dõi và đàn áp bất cứ ai trốn tránh một thế lực tàn bạo nào đó.
Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cũng đã từng trình bày giới thiệu một loại máy quét mống mắt để nhận diện khuôn mặt. Các máy quét này sử dụng công nghệ nhận diện mống mắt để xác định danh tính tài xế thông qua một hình ảnh được chụp ngẫu nhiên từ gương chiếu hậu của chiếc xe tài xế đang lái. Những hình ảnh này có thể được chụp từ khoảng cách xa tới 40 feet.
Năm 2016, doanh nhân Scott Urban ở Chicago (Mỹ) đã chế tạo ra một loại kính chống nhận diện khuôn mặt có tên ReflReflects. Chiếc kính này được dùng để bảo vệ người dùng chống lại các thiết bị nhận diện khuôn mặt. Cụ thể nó che chắn đôi mắt khỏi camera an ninh và được thiết kế để ngăn chặn việc xâm phạm quyền riêng tư khi chưa có sự đồng ý của chủ nhân.
Scott hiện cho ra mắt thêm hai loại kính nữa có tên Phantom và IRpair. Hai kính này trở nên nổi bật và độc đáo vì chúng là “bộ sưu tập kính râm đầu tiên được thiết kế để đối phó với công nghệ nhận diện khuôn mặt, theo dõi ánh mắt & bức xạ hồng ngoại bao gồm cả camera giám sát hồng ngoại 3D ngày và đêm.” Ngoài ra, nếu đeo hai loại kính này người dùng không thể đăng nhập vào iPhone X thông qua Face ID.
IRpair
Được trang bị kính hồng ngoại với các bộ lọc quang học, kính chống giám sát IRpair ngăn chặn việc nhận diện khuôn mặt bằng cách không cho bức xạ hồng ngoại đi qua trong khi ánh sáng tự nhiên có thể đi qua một cách bình thường. Hơn nữa, IRpair cũng làm vô hiệu chức năng của công nghệ giám sát như: máy quét mống mắt, tia hồng ngoại định vị hoặc phương tiện chiếu sáng khác bằng cách biến khu vực mắt chuyển sang màu đen khi bị rọi vào.
Điều đáng chú ý là kính râm thông thường không bảo vệ chúng ta khỏi các tia hồng ngoại công nghệ 3D nhận diện khuôn mặt, do đó khuôn mặt của chúng ta trở nên rõ nét hơn khi bị chiếu vào. Ngược lại, IRpair có thể vô hiệu mọi công nghệ giám sát như vừa nêu ở bất cứ thời điểm nào.
“IRpair có khả năng ngăn chặn bức xạ hồng ngoại ngay tại mắt kính và vì vậy các thiết bị công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng hồng ngoại 3D không thể đọc các số chỉ số quan trọng của đôi mắt kể cả ban ngày hay ban đêm. Không giống các loại kính râm thông thường, khuôn mặt sẽ trở nên rõ ràng với sự hiện diện của tia hồng ngoại; mắt kính IRpair sẽ hiển thị màu đen trên các camera giám sát truyền thống sử dụng tia hồng ngoại ở những nơi thiếu ánh sáng,” ông Scott cho biết.
Phantom
Phantom sử dụng vật liệu dạng khung phản chiếu lại tia hồng ngoại. Loại kính này cũng không cho phép các camera an ninh hồng ngoại thực hiện việc thu thập các thông tin sinh trắc trên khuôn mặt vì Phantom sử dụng một ma trận dạng điểm hồng ngoại 3D giúp cho nó có thể vô hiệu hóa nỗ lực nhận diện khuôn mặt của các thiết bị công nghệ.
Cũng tương tự như IRpair, Phantom chỉ đơn thuần phản xạ lại tia hồng ngoại. Khi có bất kỳ ánh sáng nào chiếu vào mắt kính, nó không thể nào xuyên qua tấm chắn màu đen mà chỉ có tia hồng ngoại mới xuyên qua được. Sau đó, ánh sáng lại gặp phải lớp vật liệu phản xạ ánh sáng nằm ngay phía dưới khiến cho bất kỳ loại ánh sáng nào (gồm cả tia hồng ngoại) cũng bị chặn lại tại đây.
“Phantom trông giống như một cặp kính râm màu đen thông thường nhưng lại có thể làm vô hiệu bất kỳ tia hồng ngoại nào chiếu vào.”
IRclip
Mặc dù mục đích chính của cả IRpair và Phantom là nhằm vô hiệu hóa việc nhận dạng khuôn mặt và bức xạ hồng ngoại dưới dạng ma trận điểm 3D & quét laser, ông Scott còn giới thiệu thêm IRclip để người mua có thể lựa chọn loại mắt kính cho phù hợp. Bạn có thể chọn IRdark hay IRlight tùy theo sở thích và tùy theo từng điều kiện ánh sáng cụ thể.
Nhưng hãy nhớ rằng, việc đeo kính chống nhận dạng khuôn mặt không phải là đi ngược lại việc “bạn không có gì phải che giấu vì không làm gì khuất tất… mà đó là vì tại sao bạn lại bị theo dõi trong khi bạn chẳng làm gì sai cả”.